Làm dâu trăm họ
Kể từ khi sinh em bé ra đời đến nay đã một năm mà chị X ở Hải Châu đổi đến bảy người giúp việc. Chị X phàn nàn: “Chỉ mỗi có chuyện giữ em bé thôi mà cũng giữ không xong. Nhiều lúc nửa đêm bé khóc vì đói. Chăm như vậy làm sao bé lớn cho nổi?”. Còn chị Mai giúp việc thì phân trần. “Chăm bé suốt cả ngày cũng có lúc mệt mỏi, ba bốn giờ sáng hay ngủ quên. Cổ đi kiểm tra thấy chưa cho bé bú thì la”.
Chị Mẫn:
Chị Mẫn có thâm niên làm giúp việc khoảng 15 năm. Trải qua năm đời chủ, thốt lên một câu than thở: “Làm nghề này giống như làm dâu trăm họ”. Gia đình đầu tiên chị đến làm có năm người gồm hai ông bà, con trai, con dâu và con gái. Chị Mẫn được cô con dâu thuê về để đỡ đần việc làm dâu của cô. Đầu tiên là chuyện xích mích của chị dâu em chồng. Cô chị dâu thích ăn canh chua rau nhút. Còn cô em chồng mỗi lần ngửi mùi rau nhút là bị chóng mặt. Cô con dâu bảo mua rau nhút về ăn thì lập tức chị Mẫn bị la vì cái tội để cô em chồng chóng mặt. Đến gia đình thứ hai thì bị la không biết tiết kiệm điện nước cho chủ…
Gia đình chủ hiện giờ của chị là một gia đình lớn gồm có ba gia đình nhỏ – nỗi ám ảnh của nhiều người giúp việc. Chị Mẫn kể, lúc trước khi bị chủ giao việc quá nhiều hoặc bị mắng oan chị thường nghĩ.: “Người ta thích đày đọa mình cho đáng đồng tiền”. Tới khi vào làm tại gia đình hiện nay. Trong một lần quá tủi thân, không kiềm được chị ứa nước mắt. Gia đình chủ xúm lại hỏi han, lúc này hai bên mới thông cảm hiểu nhau hơn. Chị Mẫn chia sẻ: “Khó khăn trong công việc của mình chỉ mình biết. Nên nói rõ với chủ để người ta thông cảm”.
Vì vậy các cô/các chị giúp việc cũng chia sẽ:
Cũng vì hoàn cảnh khó khăn và vì cái nghề của mình nó là vậy. Mình không đòi hỏi gì hơn, cũng chỉ mong các chủ nhà hiểu và thông cảm, cũng như đặt vào hoàn cảnh đễ hiểu chúng tôi hơn. Hay đơn giản là chỉ cần lời nói của chúng tôi có giá trị hơn để mọi người có thể lắng nghe những tâm sự của chị em Osin chúng tôi.
Người giúp việc và vậy đó, đôi khi họ có những nỗi khổ riêng chỉ mong sao gia đình chủ nhà thấu hiểu được!