169 Tôn Đản, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

54 Lê Cơ, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

0908 224 678

Trang chủ > Tin Tức > Tắc tia sữa nên làm gì?

Tắc tia sữa nên làm gì?

TẮC TIA SỮA- CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH?

 Rất nhiều ý kiến khác nhau về cách xử lý khi mẹ bị tắc sữa. Mẹ chườm nóng bằng nấu xôi nếp đắp lên, mẹ thì dùng men rượu, có mẹ mua hẳn đèn hồng ngoại, mẹ thì lăn bằng bình sữa nóng.

Xem thêm:

Còn những mẹ suy nghĩ trái ngược lại lấy đá lạnh chườm ngực, và cố chườm lạnh thật nhiều.

Nhưng thật sự thì chườm nóng hay chườm lạnh chỉ là phương pháp hỗ trợ, điều quan trọng mẹ cần làm là GIẢI PHÓNG SỮA BỊ TẮC RA NGOÀI.

Có bạn bảo chườm nóng nhiều rồi hút sữa bằng máy nhưng không ra”. Có bạn chườm nóng xong để thế và chờ đó để cục tắc tự tan. Hay chườm đá xong và ỷ y thế là thông được do không thấy đau nữa. Nhưng chỉ vài tiếng sau cơn đau do tắc sữa lại xuất hiện.

Hôm nay các mẹ hãy cùng Dịch vụ chăm sinh Novoking tìm hiểu xem nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị tắc tia sữa nhé!

tắc tia sữa phải làm sao

  1. TÌM HIỂU CƠ CHẾ NÓNG VÀ LẠNH

– Xét về vật lý, nóng làm vật nở ra và lạnh làm co lại.

– Nóng đánh tan sữa đông kết, làm mềm và giãn nở ống sữa. Lạnh giúp co hồi tạm thời mạch máu và giảm đau, giảm sưng, giảm phù nề.

  1. TRƯỜNG HỢP NÀO CHƯỜM NÓNG VÀ TRƯỜNG HỢP NÀO CHƯỜM LẠNH?

Khi nắm được cơ chế nóng và lạnh chắc các mẹ đã hiểu phần nào.

Nhưng quan trọng phải nắm được nguyên nhân gây tắc tia sữa.

2.1. CHƯỜM NÓNG

Những trường hợp sau:

Tắc sữa do sữa đông kết, vón cục

Biểu hiện thường thấy là sữa tại tia bị tắc có màu đục hơn, hoặc màu vàng, sờ vùng da có khối cứng, đau. Nặn ra sẽ thấy từng ” dây” sữa từ ống sữa bị tắc đi ra. Lúc này mẹ cần chườm nóng vùng bị tắc 5p. Nhiệt độ 60-70 độ. Sau đó mátxa kích thích co bóp tuyến sữa và nặn sữa giúp sữa giải phóng ra ngoài.

Tắc sữa do mụn sữa bít đầu ti

Biểu hiện rất đột ngột. Mẹ đau ngực nhiều, nơi bị tắc sưng to, sờ thấy khối to, chắc, có bờ rõ ràng, nhưng da không bị tấy đỏ. Đầu ti có hạt trắng bám vào, nếu để ý kỹ mẹ sẽ thấy.

Trường hợp này mẹ chỉ nên chườm nóng đầu ti, không chườm nơi bị tắc. Mục đích làm ống sữa gần đầu ti nở ra giúp dễ dàng đẩy cục mụn sữa ra ngoài.

Tối kỵ chườm nóng nếu vùng da sưng, nóng, đỏ và đau.

tắc tia sữa phải làm sao

  1. CHƯỜM LẠNH

Những trường hợp sau:

Cương tắc sữa sinh lý, xảy ra 2-7 ngày sau sinh. Mẹ chườm lạnh 3h/ lần trong 24h đầu sau khi có dấu hiệu cương sữa. Chườm lạnh lúc này giúp giảm đau, giảm phù nề.

Tắc tia sữa chuyển sang giai đoạn viêm vú, vùng da tấy đỏ, nóng, đau, có thể có sốt. Chườm lạnh giúp co mạch, giảm tăng sinh mạch máu, giảm đau, giảm sưng. Chườm lạnh 3h/ lần cho tới khi vùng da trở về bình thường.

2.3. KHÔNG CHƯỜM NÓNG VÀ KHÔNG CHƯỜM LẠNH NẾU TẮC SỮA DO LẮNG CANXI HOẶC KHI KHÔNG NẮM ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC.

Tắc sữa do lắng canxi có biểu hiện giống tắc do mụn sữa. Tuy nhiên những hạt canxi này thường nằm sâu trong ống sữa. Phải dùng thủ thuật mới lấy ra được.

Và một điều mình luôn nhấn mạnh , vấn đề không nằm ở chườm nóng hay chườm lạnh, mà điều cần thiết nhất là GIÚP SỮA Ứ TẮC THOÁT RA NGOÀI thì mới đánh lùi cục tắc được nhé

Hy vọng qua những thông tin trên Dịch vụ chăm sinh Novoking đã giúp các mẹ có được cái nhìn về cách xữ lý khi bị tắc tia sữa.

DMCA.com Protection Status