Mỗi gia đình của chúng ta đều có người lớn tuổi: Ông/bà, Bố/mẹ và sau này chúng ta cũng sẽ già đi. Càng lớn tuổi sức khỏe của mỗi người từ từ cũng sẽ thay đổi yếu dần, sức đề kháng yếu và dễ mắc nhiều bệnh mãn tính như: Cao huyết áp, xương khớp, tim mạch, viêm gan, đái tháo đường…
Xem thêm:
Và nếu không được theo dõi và chăm sóc tận tình, lâu dẫn bệnh có thể nặng hơn và tình trạng tồi tệ nhất là người bệnh có thể nằm một chỗ, như vậy việc vệ sinh ăn uống sẽ càng khó khăn hơn cho cả người bệnh và gia đình. Hiểu được những khó khăn đó, hôm nay Novoking sẽ chia sẽ cho bạn những kỹ năng về “ cách chăm sóc người bệnh/già nằm chỗ ”, một số lưu ý quan trọng bạn cần biết như sau:
Contents
Giữ tâm lý tốt nhất cho người bệnh già cao tuổi
Việc sinh hoạt hằng ngày sẽ gặp khó khăn nhất là khi họ nằm một chỗ, vậy nên cần phải có người túc trực bên cạnh giúp đỡ và trò chuyện để người già luôn cảm giác an tâm hơn.
Người già thường sẽ khó tính hơn rất nhiều, hay nóng giận và có nhiều khi mình sẽ không thể hiểu được họ muốn gì đâu? Dân gian hay có câu “ người già với trẻ con là một”. Nếu bạn càng nóng giận thì sẽ càng k giải quyết được vấn đề mà có khi sẽ nghiêm trọng hơn, chính vì vậy bạn cần có một trái tim nhân hậu và lý trí thật tâm lý kiểu ân cần, vui vẻ và nhẹ nhàng. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết thật đơn giản ngay.
Vệ sinh cá nhân cho người bệnh nằm chỗ
Rửa mặt: lau thường xuyên, nên chọn khăn lau chất liệu mềm như khăn em bé, ( sử dụng nước ấm lau qua một lần, để ý các vùng cổ, sau gáy có các kẽ -> sau đó chặm lại bằng khăn khô, nhưng lưu lý phải thật nhè nhàng để tránh bong tróc bề mặt lớp da. Sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái vì sạch sẽ.
Răng miệng: khi nằm một chỗ người già dễ bị chảy nước miếng và sẽ có đờm ở họng tạo cảm giác khó thở và khó chịu cho chính bản thân họ. Nên khi ăn xong hoặc sáng cần vệ sinh bằng nước muối loãng .
Thân thể: tùy vào thể trạng của người lớn tuổi nằm chỗ như thế nào, nếu còn khỏe có thể đẩy vào xe lăn và tắm trong nhà tắm. Trường hợp nặng, nằm lâu khó di chuyển có thể dùng khăn mềm và nước ấm lau sạch lớp bụi bẩn, bã nhờn. Dùng kỹ năng cơ bản để nghiêng người và lau vùng lưng “ lưu ý thật nhẹ nhàng để tránh trầy và bong tróc da”. Và gội đầu để tránh nấm mốc và massage nhẹ lưu thông mạch máu tốt hơn.
Phòng và điều trị hiện tượng loét tì đè
Loét tì đè là những vùng hoại tử và loét. Thường gặp ở người già nằm chỗ, ít vận động. Các mô bị ép các điểm nhô của xương với những bề mặt cứng. dễ thấy ở các vị trí như ( xương cụt ở mông, bã vai, gót chân, khuỷu tay, xương hông…). Điều trị khá khó chính vì thế chúng ta nên quan tâm đến cách phòng và điều trị vấn đề này:
+ Nâng đỡ thể trạng: Thay đổi tư thế nằm của người bệnh 2-3h/lần, khi di chuyển cần nhẹ nhàng và dùng tấm chăn hoặc nệm để đỡ tránh ma sát mạnh khi thay đổi tư thế. Dùng đồ bảo vệ như gối, nệm xốp loại thoát khí tốt để thoát mồ hôi ( có thể dử dụng nệm nước).
+ Vùng da trên cơ thể cần sạch sẽ, khô ráo, đặc biệt là vùng cơ quan sinh dục – mông. Nhất định phải vệ sinh kỹ sau mỗi lần đi vệ sinh xong.
+ Nếu người bệnh có dấu hiệu loét: cần vệ sinh đúng cách nên cần đến đội ngũ bác sĩ chuyên để xem tình trạng ở mức nào ( vệ sinh vùng viêm loét, nếu hoại tử thì phải loại bỏ mô đó ngay, rửa băng bó và dùng kháng sinh đúng cách). Lưu ý: k nên tự làm khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng và thể dục
Đây chính là yếu tố quan trọng để người bệnh có thể phục hồi sức khỏe tốt hơn.Tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân gia đình có thể có bữa ăn khác nhau. Nếu họ ăn ít có thể chia nhỏ bữa ăn ra và bổ sung thêm các loại dinh dưỡng khác và thuốc theo đơn của bác sĩ.
Thường xuyên xoa bóp vận động cơ thể như nâng lên xuống tay và chân, để các cơ mạch máu được lưu thông. Sức khỏe sẽ dần cải thiện và tốt hơn rất nhiều.
—————————————————-
CÔNG TY TNHH NOVOKING
Địa chỉ: 169 Tôn Đản, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
VPĐD: 53 Tân Mỹ, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0935.576.009 ( Zalo)